Đặt vấn đề
Khi bạn muốn sạc iPhone bằng cáp type C => hãy dùng một cái Adapter mà có lỗ type C và đầu lightning.
Khi bạn đang dùng data dưới dạng XML, nhưng lại muốn sử dụng một function của third party library mà nó chỉ nhận param là JSON => hãy dùng Adapter để convert XML sang JSON.
Trong Android, bạn có một list item và muốn hiển thị nó lên RecyclerView
=> hãy dùng Adapter để convert data lên từng item_view
.
Khái niệm
Adapter pattern cho phép interface của một class đã có sẵn được dùng như là một interface khác. Nó sẽ giúp class đã tồn tại đó làm việc với những thằng khác mà không thay đổi source code.
Nghe vẫn hơi trừu tượng đúng không nhỉ? Chúng ta sẽ từ từ đi bóc tách hết cái lớp vỏ ngoài khó hiểu này nhé.
Tuy nhiên thì có 2 cách dùng adapter là Object Adapter và Class Adapter. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu chi tiết từng cách.
Object Adapter Pattern
Sơ đồ lớp
Chúng ta sẽ implement interface bằng cách uỷ quyền tới object adaptee lúc run-time.
Mình sẽ giải thích chi tiết thêm một chút:
- Client là class đã có sẵn mà mình nhắc đến trong phần khái niệm nhé.
- Client Interface giờ là interface cha của Client. Những thằng khác muốn giao tiếp Client thì phải follow thằng interface cha này nhé.
- Service là một thằng third party mà chỉ nhận param là JSON như mình đặt vấn đề.
- Adapter implement Client Interface và chứa instance của class Service (object adaptee). Mỗi khi gọi đến method của Adapter, nó sẽ gọi đến method của Service này.
- Như vậy chúng ta đã có thể làm việc với thằng Service mà không cần sửa code ở Client.
Code sample
|
|
Class Adapter pattern
Class Adapter thì không cần wrap object nào cả vì nó kế thừa từ cả Client và Service.
Rất tiếc là Java không support đa kế thừa nên chúng ta không có code sample bằng Java cho phần này.
Kết luận
Adapter là một design pattern khá quen thuộc với chúng ta. Qua phần giải thích và một chút code mẫu, mong mọi người hiểu thêm về nó.
Reference